Tự làm hồng treo gió thế nào?

Tự làm hồng treo gió thế nào?

Chọn hồng loại quả đầy đặn, còn tươi, chắc tay và không bị dập. Quả hồng ta bé bình thường ăn thì ngon nhưng mà khô lại thì chỉ còn da ăn sẽ không ngon. Tốt hơn cả là bạn nên lựa những trái hồng có cả cuống, hoặc ít nhất thì còn nguyên tai.

 

Cũng không cần quan tâm là hồng ngâm hay giòn, ngọt hay chát, cao bè vuông tròn gì đều được hết, trọng lượng mỗi quả từ khoảng 100gr trở lên, miễn là “cứng tay” là ok.

Hồng sau khi phơi và massage quả hồng sẽ tiết fructose, cho thành phẩm không phải nói là ngọt nữa mà là cực kỳ ngọt, ngọt hơn trái tươi rất nhiều. Bạn không cần phải lo ngại hồng còn chát thì ra sản phẩm không ngọt. Tuy nhiên đừng treo xanh quá vì còn nhiều nhựa, nhiều nhựa thì màu càng tối nhìn hình thức sẽ không được đẹp..

Ngon nhất thì các bạn nên dùng hồng Đà Lạt để treo nhé. Vị của hồng Đà Lạt khác hẳn với các nơi khác nên nếu mua được hồng này thì đạt chuẩn 10 điểm luôn

Các loại hồng giòn trứng/hồng trứng lốc/hồng giòn trứng lửa Đà Lạt là các loại hồng có hạt. Hong khô ăn vẫn rất ngon nhưng có thể hơi khó chịu khi phải nhằn hạt á. Tuy nhiên loại không hạt thì lại lai tạo, thiếu tự nhiên một chút

Bước 1: Làm sạch vỏ hồng

Dùng bàn chải sạch *chải sạch* tai hồng, chải cẩn thận để hồng đừng bị long tai ngấm nước vào trong, rửa sạch vỏ hồng

 

Bước 2: Cắt gọn tai, gọt vỏ hồng rồi treo hồng bằng túi

Cách cắt tai hồng bạn chỉ cần xoay tròn mũi dao cắt phần vỏ phía dưới tai hồng và cách tai hồng một khoảng 1mm. Cắt thật khéo để không be bét bạn nhé, loại hồng tai nổi lên nên dễ, nhưng có một số loại hồng tai lại lún xuống khá khó cắt. 

 

Một số bạn cắm tăm vào để buộc dây, nhưng khuyến cáo bạn tuyệt đối đừng làm gì ảnh hưởng đến ruột bên trong hồng như xuyên chỉ/xuyên tăm, chỉ cần không khí lọt vào thì hồng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập mốc/lên men ngay. Đó là lý do khi cắt vỏ cũng đừng cắt phạm vào phần lòng “trong trong” của trái hồng.

Tiếp đến là gọt nốt phần thân còn lại

Lưu ý: một số nơi bên Nhật họ trừ ra ít vỏ phần chóp. Mục đích là khi massage, việc vẫn giữ một chút vỏ ở chóp dưới sẽ chặn lại việc không may bạn mạnh tay quá làm quả hồng bị bục, chảy mật ra ( hồng sẽ dễ bục xuống dưới đáy này nhất, hơn là bên hông)

Bước 3: Ngâm hồng trong cồn/rượu

Mục đích của việc này là góp phần hạn chế nấm mốc. Có rất nhiều cách, ở Nhật thì bạn chỉ cần trụng nước sôi khoảng 5s, nhưng do đặc tính khí hậu Việt Nam thì tốt hơn hãy “tắm” hồng rượu trắng và để ngâm 2 phút.

Bạn có thể buộc dây xong mới nhúng tất cả vào rượu nhưng mình tranh thủ vừa gọt vừa cho chúng thay nhau “tắm” từng lượt, tiết kiệm thời gian, lại đỡ bị thâm phần nào.

Sau khi nhúng rượu bạn lấy giấy khô sạch thấm khô tai và xung quanh bề mặt hồng.

Bước 4: Buộc dây

Chọn dây chỉ dù, dày hơn chỉ bình thường một chút, không “sắc” (đối với việc buộc hồng dọc theo dây, nếu dây “sắc” thì dễ cứa rách bề mặt hồng khi nó mềm xuống).

Nếu quả hồng còn cuống dài, hãy quấn dây quanh cuống. Nếu không, quấn dây xung quanh phía dưới tai hồng, quấn chặt tay vì khi hồng
 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận