Chúng ta hiểu được bao nhiêu về đường?

Chúng ta hiểu được bao nhiêu về đường?

1. Đường phên

Phên có nghĩa là tấm, còn gọi là đường bát vì đổ khuôn trong bát, là mật mía ở dạng đặc.
Do mật mía dạng lỏng khó vận chuyển xa, dễ lên hơi ga và nổ, nên dạng cô đặc dễ thương mại hơn.

 

2. Đường phèn KẾT TINH

a) Kết tinh tự nhiên

Đây là loại đường đặc biệt và hiếm nếu như thật 100% kết tinh tự nhiên.

Sau khi nấu nước mía tươi cô lại thành mật mía, người dân cất trữ mật trong các phuy, chum, vại. Trung bình 100 thùng mật thì có 5-10 thùng sau 5 tháng trở lên sẽ kết tinh đường phèn, bám quanh lòng. 
Kích thước to và dạng tinh thể giống phèn chua nên mới đặt tên là đường phèn.

Đường phèn này (ảnh 2) là loại duy nhất trong Đông y nói đến và sử dụng (tính mát, bổ tỳ phế, chữa ho).

Đường phèn cũng có cả dạng kết tinh "baby" chỉ nhỏ như hạt cát và không to lên được, pha mau tan (Ảnh 5)

 

Đường phèn NẤU THỦ CÔNG (ảnh 3)

Đây là loại đường được nấu từ đường vàng/đường trắng công nghiệp + sử dụng trứng gà, vôi để lọc tạp chất. Sau đó đổ hỗn hợp vào các thùng chứa mà nắp thùng được buộc các sợi chỉ thẳng xuống đáy thùng để đường bám vào đó mà kết tinh thành cục sau khoảng 7-10 ngày. Vì thế trong đường hay có chỉ.

Đường này ăn đỡ bị ngọt sắc hơn đường tinh luyện.
Còn được chia làm 2 loại:
- màu trắng -> nấu lại từ đường trắng công nghiệp, hoặc được tẩy trắng
- màu vàng -> nấu lại từ đường vàng, hoặc không tẩy 

 

3. Đường phèn SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (ảnh 4)

Được sản xuất như đường trắng tinh luyện trong các nhà máy đường, chỉ khác đường tinh luyện ở kích thước, còn bản chất như nhau. Đây là loại phổ biến ở siêu thị và được các hãng sản xuất đại trà dễ dàng.
 

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận