Lá tía tô

Lá tía tô
-Trích bài viết của Bs. Mai Vũ Khánh Toàn.
Liên Sơn Dịch Học Sĩ -

Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có lượng mưa lớn, và là đất nước nhiệt đới.

 

Ẩm thực rất phong phú và đa dạng. Tôi chơi với khá nhiều các bạn Âu, Bắc Á, Trung Á cho đến Châu Phi... chúng nó đều nói VN thức ăn phong phú, ở đây cái gì người ta cũng có thể ăn được, từ chó, mèo đến giun dế, tiết canh, ba khía, cóc, nhái ếch, chão chuộc, cào cào, châu chấu... gà rù, chó ốm, lợnbệnh.... ăn tất. Nhưng có một điều ít ai để ý, đó là cách chế biến tất cả các loại thực phẩm. Tại sao lại phải phối gia vị này, gia vị kia. 

Các cụ nhà ta rất giỏi về chế biến, đồ ăn có tính hàn thì chế với gia vị có tính ôn ấm. Mục đích là để cân bằng Âm Dương. 

Thầy thuốc và thầy phong thủy là 2 ông thầy có nhiệm vụ bằng mọi giá phải đưa "đối tượng điều trị" trở về trạng thái cân bằng Âm Dương, Ngũ Hành.

Muốn nói giời nói bể gì thì nói. ÔngThầy thuốc phải đọc được nguyên nhân gây bệnh, rồi đưa cơ thể người bệnh về thế quân bình (Y là y nguyên). Tương tự, ông Thầy phong thủy là phải đọc được ứng kỳ bắt bệnh cho ngôi nhà đó, và bằng cách nào đó cải tạo hình thể để các trường khí nó trở về vị trí quân bình, cân bằng Âm Dương, Ngũ Hành (Lý Khí). 
Lan man quá. Tôi đi vào vấn đề đây.

Những thực phẩm có tính hàn khi ăn vào rất dễ gây bệnhh (Hàn Nhiệt là các khái niệm của ĐôngY. TâyY giải thích bằng cơ chế Đồng Dị, Co Giãn)

Do vậy, khi các cụ nhà ta chế biến các thực phẩm như Tôm Cua Ốc, Ếch, Ba Ba.... lại không thể thiếu gia vị Tía Tô, lá Lốt. Hải sản thì không thể thiếu gừng và sả... lòng phủ tạng không thể thiếu lá húng và các lá tinh dầu, hạt tiêu...vvv

Mục đích làm giảm tính hàn tà của chúng. Những thực phẩm này dị tính rất khó tiêu hóa. 

Người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh mà ăn những thực phẩm có tính hàn thì biết ngay, người mệt mỏi và hàn tà sẽ xâm phạm vào sâu bên trong. Nhẹ thì đau nhức xương khớp, lâu ngày biến chứng ở phủ tạng.

Cây Tía Tô. Bộ phận nào cũng có thể dùng được. Lá gọi là Tô Diệp, hạt gọi là Tô Tử, cành gọi là Tô Ngạnh. Nó giải biểu, phát tán phong hàn rất tốt.

Theo tài liệu cổ, Tía Tô có vị cay, tính ôn, quy kinh Phế và Tỳ. Có tác dụng tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc cua cá (cái này theo tôi nghĩ là dùng cụm từ "giải dị ứng do tôm cua cá" thì hay hơn).

Bộ phận dùng ở đây là Tô Diệp (lá tươi), thuốc nam. (Còn dùng khô thì gọi là Tử Tô Diệp).

Tô Diệp có tác dụng làm cho ra mồ hôi, chữa ho, chữa đầy hơi, cảm mạo, ngộ độc dị ứng do tôm cá.

Liều dùng 6 đến 20gr, có thể kên đến 30gr/ lần/ ngày. Thái nhỏ cho vào cháo. Hoặc dưới dạng sắc nước uống.

❤️Đơn thuốc.
Sâm Tô Ẩm: chữa cảm mạo, sốt nhức đầu, kèm đau mỏi cơ xương khớp:
Tô Diệp, Nhân Sâm, Trần Bì, Chỉ Xác, Cát Cánh, Cam Thảo, Mộc Hương, Bán Hạ, Can Khương, Tiền Hồ. Mỗi vị 2gr, nước 600ml, sắc còn lại 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Thị Nở nhờ có bát cháo hành tía tô mà giải biểu cho anh Chí, rồi bằng tình yêu của mình, Nở cảm hóa Chí. Khiến Chí muốn quay về làm người lương thiện. 

Do vậy, khi cảm cúm 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận