Trà tía tô
Tía tô còn được gọi là "thuần dương chi thảo" – thảo dược thuần dương.
Cách nấu trà TÍA TÔ giúp giải cảm mà còn tốt cho tiêu hóa, làm đẹp da cho các bạn da dầu, da nổi mụn
Công thức nấu:
1 nắm lá tía tô tươi (20-30 lá): Giải cảm, giảm ho, kháng khuẩn.
500ml - 1 lít nước: Dùng nước ấm để giữ tinh dầu tía tô.
1 nhánh gừng nhỏ: Làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa.
1 thìa mật ong (hoặc đường phèn kết tinh, nếu thích ngọt): Làm dịu cổ họng, hỗ trợ đề kháng.
1 lát chanh (tùy chọn): Thanh lọc, bổ sung vitamin C.
Tiến hành:
Rửa sạch lá tía tô, gừng đập dập lát. Đun sôi 500ml - 1 lít nước, cho gừng vào trước, đun khoảng 2 phút.
Tắt bếp, cho lá tía tô vào, đậy nắp để khoảng 5 phút để tinh dầu tía tô hòa tan vào nước. Lọc lấy nước, thêm mật ong hoặc vài giọt chanh để tăng hương vị.
Cách uống:
+Uống ấm để giúp cơ thể ra mồ hôi, giải cảm nhanh hơn. Uống 2-3 lần/tuần để tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể.
Chi tiết các phần tác dụng trên cây tía tô
1. Lá tía tô – Tán hàn, giải biểu:
Lá tía tô có thể:
- Giải cảm phong hàn, giảm đau đầu, sốt, ho, đờm
- Giảm buồn nôn
- Cách dùng: Kết hợp lá tía tô với gừng tươi và hành trắng, sắc nước uống theo bài bên trên
2. Cành tía tô – Hành khí khoan trung:
- Điều hòa khí, tốt cho tỳ vị và tiêu hóa.
- Giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, thuận khí ở dạ dày.
3. Hạt tía tô – Giáng khí tiêu đờm:
- Hạt tía tô (tô tử) có tác dụng:
- Tiêu đờm, giảm ho, làm thông thoáng đường thở.
- Trị ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn.
Bài nổi tiếng trong Trung y có tên. Tam tử dưỡng thân thang (三子养亲汤): Bao gồm: Tô tử (hạt tía tô), Bạch giới tử, Lai phục tử.
Công dụng: giảm ho có đờm, hen suyễn, vjêm phế quản.
✨Tóm lại cho dễ hiểu
Lá tía tô: Giải cảm, giảm ho, tiêu đờm.
Cành tía tô: Điều khí, tốt cho tiêu hóa.
Hạt tía tô: Giảm ho có đờm, hen suyễn.
Bình luận