GIAI ĐOẠN VÀNG ĐỂ BA MẸ ĐẨY CAO CHO CON❓❓❓
GIAI ĐOẠN VÀNG ĐỂ BA MẸ ĐẨY CAO CHO CON❓❓❓
CHỜ ĐẾN DẠY THÌ THÌ ĐÃ QUÁ MUỘN!
Một nghiên cứu đã chỉ ra trong bảng xếp hạng chiều cao trung bình, Việt Nam đứng ở "top dưới" với vị trí 182/200 ở nam và 188/200 ở nữ. Suốt 16 năm từ 2000 - 2016, nam giới chỉ cao thêm 2,1 cm, nữ tăng 1cm. Theo Tạp chí Dân số thế giới thống kê năm 2019, người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia (158 cm), Philippines (161,9 cm) và Bolivia (160 cm). Hậu quả này là do phần đa ba mẹ cho rằng chờ đến khi con dạy thì thì mới cần cao. Hoặc thấp cũng được, mai này dậy thì là lớn hết mà!
Câu trả lời là: SAI NHA!
Trẻ sơ sinh và trẻ cao lên liên tục là do những thay đổi trong mảng tăng trưởng ở xương dài của cánh tay và chân. Khi các mảng tăng trưởng này tạo ra xương mới, xương dài sẽ dài ra và thế là con sẽ cao lên.
Trong năm đầu đời, trẻ sơ sinh thường tăng trưởng 50% - 60% chiều cao sau này. Các năm tiếp theo, con sẽ phát triển chiều cao chậm lại, tối đa là 20%. Đến khi dạy thì, thì chiều cao sẽ đạt nốt 15–20% cuối cùng của chiều cao khi trưởng thành. Sau dạy thì thì hầu như không cao thêm nữa, nếu có, cũng chỉ là 1 phần rất nhỏ mà thôi.
Bởi vậy, GIAI ĐOẠN SƠ SINH VÀ NHŨ NHI DƯỚI 5 TUỔI ĐƯỢC COI LÀ GIAI ĐOẠN VÀNG ĐẦU TIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CHO CON!
TRONG ĐÓ 1.000 NGÀY ĐẦU ĐỜI được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng của sự phát triển chiều cao và thể chất. Vậy nên quan điểm "chờ đến khi dạy thì" là 1 thiếu xót cực kỳ lớn. Trẻ em từ sơ sinh đến hết cấp 1 ở nước ngoài đều đi ngủ từ rất là sớm cũng là để tối ưu hóa chiều cao của các con và đảm bảo 1 ngày mới tràn đầy năng lượng khi các con thức giấc vào hôm sau. Nhưng ở VN mình thì ngược lại. Bà nhà mình vẫn thường than phiền rằng mình cho con đi ngủ từ sớm, và hay đem so sánh với nhà này nhà khác để con thức đến 9-10h :)))
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng dạng thấp còi nhất là từ 12-24 tháng tuổi. Bởi vì:
Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp chế độ nuôi dưỡng (ăn dặm rồi chuyển dần sang bữa ăn gia đình)
Là thời điểm hầu hết trẻ được cai sữa mẹ, nghĩa là hệ đề kháng của con bắt đầu ngưng nhận được các kháng thể từ sữa mẹ và phái tự đứng trên đôi chân của mình, tự học sản sinh ra kháng thể của bản thân thông qua các trận ốm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy, viêm đường hô hấp.
Là lúc các bé đi mẫu giáo. Việc thay đổi môi trường và làm quen với lịch sinh hoạt mới cũng làm các con dễ stress, dễ lây bệnh lẫn nhau, dễ bỏ ăn, ăn kém hơn lúc ở nhà với ba mẹ.
Vậy nên, những năm tháng đầu đời, mẹ đừng ngần ngại cân nhắc lựa chọn những loại sữa giàu Canxi bổ sung chiều cao cho con nhé 😌
*Nguồn: Mẹ Bắp
#latn
Bình luận