Ăn gừng mùa Hạ

Đông ăn củ cải
Hạ ăn Gừng

Tới mùa bạn hãy trữ nó. Trữ khô có thể làm được nhiều thứ, gia vị, làm trà, nấu nước gừng để chườm, ngâm rượu gừng địa liền gấc dùng đánh gió trục hàn hoặc khi bị mệt mỏi, nấu nước tắm, xông giải cảm…

Gừng có thể kết hợp uống chung với sả, hoặc chanh tươi, hoặc chanh muối lâu năm hoặc chanh đào, hoặc ngũ vị thanh….hoặc với các loại trà lá

Gừng chế biến các món như: 

✔️Dùng gừng tươi, dùng ngâm với chanh 
     Làm trà gừng (trà gừng khi chế biến rồi dùng sẽ không gây nóng trong).

✔️Bột gừng giấm mơ

✔️Gừng đem ngâm rượu với các thành phần khác nữa (địa liền, xuyên khung, hạt gấc, quế, ngải cứu, nghệ, sâm đại hành, gừng gió, nghệ xanh…) để làm rượu xoa bóp, giải cảm, trục hàn…

Trong thành phần của gừng có chứa nhiều hoạt chất Gingerol. Hoạt chất này có khả năng chống viêm, chống oxi hóa mạnh mẽ

Tác dụng của gừng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, khó tiêu, giảm buồn nôn, điều trị cảm cúm, cảm lạnh, cảm cúm và một số vấn đề khác. 

Người khó ngủ, ngâm chân vào thau nước ấm nấu từ gừng, giúp ngủ ngon.

🍀MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG GỪNG:

Tính cay nóng là của phần thịt gừng. Còn phần vỏ gừng thì lại có vị đắng, tính mát. nên dùng gừng cả vỏ và gừng khô thì tốt hơn gừng tươi.

Vỏ gừng có vị đắng, tập trung nhiều tinh dầu, tính mát, lợi tiểu. Đây chính là sự cân bằng âm dương trong tự nhiên. Thịt gừng ấm nóng. Vỏ gừng mát. Trong khi đó, đa số mọi người đều nạo bỏ phần vỏ này đi

Ngoài ra, gừng dùng ở dạng khô sẽ tốt hơn dạng tươi (vì sau khi chế biến khô, có sao thơm hạ thổ, dùng gừng sẽ không bị nóng trong người). Vì gừng tươi làm thoát nhiệt ra ngoài, biểu hiện là khi ăn xong dễ bị đổ mồ hôi. Còn gừng khô thì làm nhiệt tăng ở dạ dày và thận, tăng thân nhiệt từ sâu bên trong, giúp tán hàn giải biểu.

Sáng sớm ăn / uống nước gừng rất tốt cho cơ thể.
Sáng là khi bụng rỗng, âm khí từ đêm vẫn còn. Uống nước ấm với gừng giúp bổ sung dương khí, làm ấm cơ thể.

St

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận