Thai nhi tuần 37

BÀI VIẾT TRƯỚC: THAI NHI TUẦN THỨ 36




Thai nhi 37 tuần tuổi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…

Sự phát triển của thai nhi
Bước vào tuần thai thứ 37, bé thật sự đã tròn trĩnh lên rất nhiều rồi. Bé nặng khoảng 3 kg và dài 50cm, có kích thước cỡ trái dưa hấu. Bé có thể nắm tay rất chặt và mẹ sẽ sớm cảm nhận được khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Thai 37 tuần

Sang tuần thứ 37, bé cưng đã tròn trịa như một trái dưa hấu

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 37?
Với nhiều phụ nữ, những tuần tiếp theo trong quá trình mang thai dường như là một trò chơi chờ đợi. Sử dụng khoảng thời gian này chuẩn bị phòng cho bé hoặc để mắt đến những việc cần thiết mà bạn có thể sẽ không làm được ngay sau khi sinh.

Mẹ hãy ngủ, đọc sách và dành thời gian riêng với bố khi có thể.

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.


Gợi ý cho tuần này: 
Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.



(theo marrybaby.vn)

Xem tiếp: Tuần 38